Trong thị trường cạnh tranh gay gắt, việc thu hút và giữ chân nhân tài là yếu tố then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả chính là chìa khóa giúp bạn đạt được mục tiêu này. Vậy, đâu là những yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công? Hãy cùng SHiring khám phá ngay bây giờ!
1. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì?
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là quá trình mà doanh nghiệp tạo và quảng bá hình ảnh của mình như một nhà tuyển dụng uy tín, hấp dẫn đối với ứng viên tiềm năng. Nói cách khác, đây là cách doanh nghiệp tiếp thị bản thân đến thị trường lao động, thu hút những ứng viên tài năng và phù hợp. Việc đó còn thu hút ứng viên xuất sắc ở lại công ty.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là gì?
2. 6 yếu tố xây dựng thương hiệu tuyển dụng mà doanh nghiệp cần biết
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là yếu tố quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thu hút và giữ chân nhân tài. Dưới đây là 6 yếu tố mà doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện chiến lược này.
2.1. Hiểu rõ thương hiệu tuyển dụng hiện tại
Hiểu rõ thương hiệu tuyển dụng hiện tại là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá một cách chính xác những yếu tố hiện tại đang định hình hình ảnh của mình trong mắt ứng viên và nhân viên.
Để tiến hành thì doanh nghiệp nên thu thập phản hồi từ nhân viên, phân tích các đánh giá trên mạng xã hội và trang web tuyển dụng. Từ đó doanh nghiệp nhận diện được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần cải thiện. Hiểu rõ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược cụ thể và thực tế hơn, nhằm nâng cao uy tín, thu hút nhân tài và duy trì một đội ngũ nhân viên trung thành và chất lượng.
2.2. Xây dựng sứ mệnh và tạo ra giá trị trong quá trình xây dựng thương hiệu
Giá trị và sứ mệnh là hai yếu tố cốt lõi trong quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Sứ mệnh của một doanh nghiệp không chỉ định hướng các hoạt động nội bộ mà còn phản ánh cam kết của công ty đối với nhân viên. Khi sứ mệnh này được truyền tải một cách mạnh mẽ sẽ thu hút những người có cùng tầm nhìn và động lực, tạo nên một đội ngũ nhân viên gắn kết và trung thành.
Ngoài ra việc tạo ra giá trị không nằm ở việc cung cấp các lợi ích vật chất mà còn bao gồm các giá trị vô hình như môi trường làm việc tích cực, cơ hội phát triển nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp thân thiện. Những yếu tố này góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho thương hiệu tuyển dụng.
Sứ mệnh và giá trị trong thương hiệu tuyển dụng
2.3. Kể câu chuyện của nhân viên – Yếu tố quan trọng giúp xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công
Đây là yếu tố các doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn triển khai xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Những câu chuyện chân thực về hành trình nghề nghiệp cũng như trải nghiệm trong quá trình làm việc. Hay những chia sẻ về thành công cá nhân của nhân viên không chỉ mang lại cái nhìn sâu sắc về văn hoá công ty mà còn tạo niềm tin và sự kết nối mạnh mẽ với ứng viên tiềm năng.
Khi nhân viên chia sẻ những câu chuyện của họ, đây không chỉ truyền cảm hứng cho mọi người mà còn có ý nghĩa giúp xây dựng hình ảnh công ty tốt đẹp. Vì vậy, hãy tận dụng các câu chuyện từ chính nhân viên để làm tư liệu. Doanh nghiệp có thể triển khai blog riêng, đây là nơi đăng tải và lưu trữ các bài viết chia sẻ của nhân viên. Hãy sử dụng nó để lưu trữ thông tin trong công ty. Website cũng nên giới thiệu những hình ảnh và video chân thực về đội ngũ nhân sự. Các nền tảng này nên được cập nhật và làm mới thường xuyên.
Mạng xã hội ngày nay không chỉ là nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận đến những ứng viên tài năng, mà còn thành công trong việc xây dựng mạnh mẽ hình ảnh để truyền tải những giá trị của công ty. Các doanh nghiệp có thể chia sẻ những nội dung hấp dẫn như: Câu chuyện thành công của nhân viên, môi trường làm việc chuyên nghiệp, các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm… để thu hút những ứng viên chất lượng.
Ngoài ra việc tương tác trực tiếp với ứng viên trên các trang mạng xã hội cũng giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thân thiện.Hãy tận dụng mạng xã hội như là một công cụ giúp xây dựng và quảng bá cho doanh nghiệp.
Mạng xã hội – Bí quyết xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công
2.5. Sự nhất quán – Chìa khóa cho nhà tuyển dụng
Sự nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu là yếu tố then chốt để duy trì hình ảnh hiệu quả. Điều này thể hiện qua việc truyền tải thông điệp thương hiệu một cách đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông. Logo, tên thương mại hay slogan nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải trọn vẹn thông điệp của mình. Hơn nữa, sự đồng nhất trong hành động và giá trị cốt lõi trên mọi kênh truyền thông và tương tác với ứng viên cũng góp phần củng cố thương hiệu nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, thông tin tuyển dụng cần phải nhất quán với thực tế công việc tại doanh nghiệp. Sự nhất quán này không chỉ đảm bảo rằng ứng viên có kỳ vọng đúng đắn về công việc và môi trường làm việc, mà còn giúp duy trì uy tín và niềm tin của doanh nghiệp trong mắt nhân viên hiện tại và tương lai.
Do đó, đồng bộ và nhất quán không chỉ là mục tiêu trước mắt, mà còn là kim chỉ nam để duy trì sự kết nối giữa bản sắc doanh nghiệp và các quyết định của bạn với tư cách là nhà quản lý tuyển dụng.
2.6. Xác định và cam kết định vị giá trị nhân sự trong chiến lược EVP
Đề xuất giá trị duy nhất cho nguồn nhân lực (EVP) là những lợi ích và cam kết mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên nhằm thu hút và giữ chân họ. EVP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, giúp doanh nghiệp nổi bật so với đối thủ, tăng sức hấp dẫn với ứng viên và giữ chân nhân viên.
EVP bao gồm các yếu tố như: lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, cơ hội phát triển…Những yếu tố này được hình thành dựa trên giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Để thu hút ứng viên, doanh nghiệp cần xác định EVP riêng cho doanh nghiệp và cam kết thực hiện những yếu tố trong EVP một cách nhất quán và công bằng.
3. SHiring – Giải pháp hỗ trợ thương hiệu tuyển dụng tích hợp công nghệ AI
Là giải pháp nằm trong hệ sinh thái HRTech được phát triển bởi TopCV – một trong những công ty công nghệ nhân sự hàng đầu Việt Nam. SHiring hiện đã triển khai cho 1000+ doanh nghiệp, giải quyết mọi bài toán đặt ra trong tuyển dụng nhân sự.
shiring-la-gi-1
SHiring giải pháp giúp tối ưu xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng và nâng cao trải nghiệm ứng viên:
Tạo careersite chuyên nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp: Với SHiring doanh nghiệp có thể tự tạo careersite riêng cho mình chỉ với 10 phút. Doanh nghiệp có thể đăng tin tuyển dụng và thiết kế biểu mẫu ứng tuyển cho từng vị trí. Careersite sẽ tích hợp cùng domain chính thức của website công ty. Ngoài ra, ứng viên cũng dễ dàng ứng tuyển trên careersite của doanh nghiệp.
Đăng tin tuyển dụng nhanh chóng với mô tả công việc chi tiết: SHiring hỗ trợ doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng nhanh chóng, với các mẫu mô tả công việc sẵn có cho nhiều vị trí phổ biến. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các mẫu này dựa trên yêu cầu cụ thể của từng vị trí tuyển dụng.
Với những tính năng ưu việt, SHiring không chỉ giúp quy trình tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn mà còn góp phần xây dựng và củng cố thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp, tạo sự hấp dẫn và uy tín đối với ứng viên.
Kết luận
Dưới đây là 6 yếu tố vô cùng quan trọng không nên bỏ qua nếu muốn xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công. SHiring đã chia sẻ chi tiết từng bước xây dựng cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn và doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công trong việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ!
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) trở thành một yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân nhân tài. Employer Branding không chỉ giúp tạo dựng một hình ảnh tích cực về môi trường làm việc của doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất công việc. Năm 2024, với nhiều thách thức và cơ hội mới, việc áp dụng các chiến lược Employer Branding hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân sự vững mạnh và phát triển bền vững. Hãy cùng khám phá khái niệm Employer Branding và 6 chiến lược thực thi hiệu quả trong năm nay để tạo nên một thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn và đáng tin cậy.
Employer Branding là gì?
Employer branding là quá trình xây dựng và quảng bá hình ảnh, danh tiếng của một công ty như là một môi trường làm việc hấp dẫn và lý tưởng. Đây là một chiến lược quan trọng nhằm thu hút và giữ chân nhân tài, cũng như tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả. Để triển khai thành công chiến lược Employer Branding, các doanh nghiệp cần tập trung vào các khía cạnh sau:
Giá trị của công ty: Xác định và truyền tải điều làm nên một nơi làm việc hấp dẫn tại công ty như văn hóa, giá trị cốt lõi, cơ hội phát triển nghề nghiệp, phúc lợi, v.v. tới các ứng viên tiềm năng.
Môi trường làm việc: Xây dựng một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ và đáng tin cậy, nơi nhân viên có thể phát triển và cống hiến.
Truyền thông về thương hiệu: Tận dụng các kênh truyền thông và công cụ tiếp thị để quảng bá và xây dựng hình ảnh tích cực của tổ chức, bao gồm trang web, mạng xã hội, sự kiện và các phương tiện truyền thông khác để quảng bá hình ảnh nhà tuyển dụng đáng mơ ước.
Trải nghiệm nhân viên (Candidate Experience): Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên thông qua các quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển, phúc lợi và các chương trình khuyến khích.
Sự thống nhất: Đảm bảo sự đồng nhất giữa hình ảnh công ty và thực tế, cũng như giữa những gì công ty thể hiện và trải nghiệm thực tế của nhân viên.
Xác định sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty là điều cần thiết
Tầm quan trọng của việc tạo dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding)
Doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Một trong những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Một thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Tăng cường sức hấp dẫn và cam kết lâu dài của ứng viên
Theo khảo sát của LinkedIn, 75% ứng viên tìm hiểu về thương hiệu của một công ty trước khi nộp đơn xin việc. Một thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ sẽ thu hút sự chú ý của những ứng viên giỏi nhất, những người đang tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng. Khi nhân viên cảm thấy tự hào khi làm việc cho công ty và tin tưởng vào thương hiệu nhà tuyển dụng, họ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài hơn.
Cũng theo khảo sát từ LinkedIn, có đến 83% nhân viên cho biết họ sẽ rời bỏ công ty hiện tại nếu nhận được lời mời làm việc từ một doanh nghiệp có uy tín cao hơn. Ngoài ra, nhân sự tại những công ty có thương hiệu tuyển dụng mạnh thường có tỷ lệ nghỉ việc trong 6 tháng đầu tiên thấp hơn 40% so với các công ty khác.
Tăng cường sức hấp dẫn với nhân viên thông qua việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Thúc đẩy hiệu quả và năng suất công việc
Khi triển khai thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân những nhân tài có năng lực và đam mê với công việc. Nhân viên tài năng và gắn bó lâu dài với công ty sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ tổ chức. Khi làm việc tại một công ty có thương hiệu tuyển dụng mạnh, nhân viên cảm thấy tự hào và muốn đóng góp hết mình. Từ đó thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến liên tục, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chi phí cho quá trình tuyển dụng và đào tạo
Việc thu hút được những ứng viên phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho tuyển dụng và đào tạo. Và tương tự khi nhân viên gắn bó lâu dài cũng đem đến kết quả tương tự. Cũng theo LinkedIn, những công ty có thương hiệu tuyển dụng mạnh thu hút được số lượng ứng viên chất lượng cao hơn 50%, quy trình tuyển dụng diễn ra nhanh chóng hơn từ 1 đến 2 lần và chi phí cho mỗi lần tuyển dụng giảm 50%.
Tăng lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ là một yếu tố cạnh tranh quan trọng. Khi một doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng tốt, họ thu hút được những ứng viên tiềm năng, đồng thời giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường.
Ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện Employer Branding
Khi nói về thương hiệu tuyển dụng, nhiều người có xu hướng chỉ nghĩ đến vai trò của bộ phận nhân sự. Mặc dù nhân sự đóng một phần trọng yếu trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng, nhưng thực tế thương hiệu tuyển dụng không chỉ đơn thuần là những gì doanh nghiệp muốn thể hiện với ứng viên hay người tìm việc. Thương hiệu tuyển dụng phản ánh chính xác văn hóa và giá trị thực sự của doanh nghiệp.
Thương hiệu tuyển dụng được định hình bởi nhiều thành phần khác nhau như:
Trước tiên, người sáng lập – chủ doanh nghiệp – giám đốc điều hành và ban lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng trong việc đặt ra tầm nhìn chiến lược và xác định giá trị cốt lõi mà công ty hướng tới.
Thứ hai, quản lý các phòng ban có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lãnh đạo, đánh giá, đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng của nhân viên.
Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự đóng vai trò liên kết mối quan hệ giữa các nhân sự trong công ty và xây dựng các chính sách nhân sự phù hợp.
Cuối cùng, đội ngũ marketing và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra hình ảnh, câu chuyện, con người của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông xã hội, sự kiện, v.v.
Tuy nhiên, nếu mỗi bộ phận hoạt động riêng lẻ hoặc theo ý tưởng của mình, thì sẽ không thể xây dựng được một thương hiệu tuyển dụng vững mạnh cho doanh nghiệp. Để có thương hiệu tuyển dụng mạnh, tất cả các bộ phận cần phối hợp và làm việc cùng nhau một cách nhịp nhàng.
Ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện employer branding
5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả cho doanh nghiệp
Như đã đề cập đến những lý do cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng ở trên, có thể thấy vai trò quan trọng của chiến lược này trong sự phát triển về nguồn nhân lực của tổ chức. Để triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, dưới đây là 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp nên thực hiện:
Bước 1: Đề ra mục tiêu cụ thể cho chiến lược thương hiệu tuyển dụng
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định rõ các mục tiêu cụ thể cho chiến lược thương hiệu tuyển dụng. Những mục tiêu này có thể bao gồm việc tăng cường nhận diện thương hiệu, thu hút các ứng viên chất lượng cao, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hoặc cải thiện sự hài lòng của nhân viên hiện tại. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến lược.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu và xây dựng chân dung ứng viên lý tưởng
Để thu hút đúng đối tượng ứng viên, doanh nghiệp cần xây dựng chân dung ứng viên lý tưởng. Chân dung này bao gồm các đặc điểm như kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu, từ đó thiết kế các chiến dịch tuyển dụng phù hợp và hấp dẫn.
Dưới đây là một bảng tổng hợp các tiêu chí có thể giúp bạn xác định chân dung ứng viên lý tưởng:
Mô hình chân dung ứng viên lý tưởng
Bước 3: Xác định EVP
Để thiết lập một chiến lược Employer Branding thành công, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
Tại sao nhân viên hiện tại quyết định tham gia vào doanh nghiệp của bạn?
Tại sao đến thời điểm hiện tại họ vẫn gắn bó với công ty?
Những yếu tố nào làm cho họ thích làm việc tại doanh nghiệp của bạn từ góc độ của nhà tuyển dụng?
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng định vị giá trị nhân sự (EVP – Employee Value Propositions). EVP là giá trị mà doanh nghiệp cam kết mang lại cho nhân viên. Đây là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nổi bật trong mắt ứng viên. EVP có thể bao gồm các yếu tố như cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc tốt, chính sách đãi ngộ hấp dẫn, và văn hóa doanh nghiệp. Xác định rõ EVP giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp nhất quán và mạnh mẽ đến ứng viên tiềm năng
Một EVP hoàn chỉnh bao gồm 5 yếu tố chính:
Định vị giá trị EVP giúp doanh nghiệp trong việc tuyền tải thông điệp đến ứng viên
Bước 4: Lựa chọn phương tiện quảng bá thương hiệu tuyển dụng
Việc chọn đúng kênh quảng bá giúp thông điệp của doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng. Các kênh phổ biến bao gồm website tuyển dụng, mạng xã hội, hội chợ việc làm và các trang web chuyên ngành. Mỗi kênh có ưu và nhược điểm riêng, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn kênh phù hợp với mục tiêu và đối tượng ứng viên của mình.
Tiếp cận đối tượng qua kênh truyền thông phù hợp
Bước 5: Đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding
Cuối cùng, doanh nghiệp cần đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược thương hiệu tuyển dụng. Các chỉ số cần theo dõi bao gồm số lượng và chất lượng ứng viên, tỷ lệ chuyển đổi từ ứng viên thành nhân viên, mức độ hài lòng của nhân viên và các phản hồi từ ứng viên về quá trình tuyển dụng. Dựa vào kết quả đo lường, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tính năng báo cáo hiệu quả tuyển dụng của SHiring
SHiring – Giải pháp quản trị tuyển dụng hiệu suất cao dành cho doanh nghiệp. SHiring không chỉ cung cấp giải pháp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng mà còn có khả năng đo lường và báo cáo các chỉ số quan trọng trong quá trình tuyển dụng, bao gồm:
Báo cáo trạng thái tuyển dụng theo từng vị trí với các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ ứng viên đã phỏng vấn, tỷ lệ ứng viên đã từ chối offer, tỷ lệ ứng viên đã tuyển, tỷ lệ ứng viên đã bị loại và tổng số CV bị loại.
Biểu đồ minh họa số lượng ứng viên chuyển đổi qua từng vòng tuyển dụng, từ việc nhận hồ sơ, làm test, phỏng vấn đến việc gửi offer và tuyển dụng.
Báo cáo chi tiết về lý do loại CV và ứng viên.
6 chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng thành công cho doanh nghiệp 2024
Trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài ngày càng gay gắt, xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Chiến lược toàn diện bao gồm nhiều khía cạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường lao động, thu hút và giữ chân nhân tài tốt nhất.
Phân tích văn hoá công ty
Điểm khởi đầu của mỗi chiến lược chính là phân tích văn hóa công ty. Văn hóa tạo nên đặc trưng, tạo nên một doanh nghiệp khác biệt. Đâu là giá trị cốt lõi lan tỏa trong mỗi nhân viên? Đâu là nét đẹp thu hút khiến nhân tài ngưỡng mộ và khao khát trở thành một phần của tổ chức? Điều này chỉ có thể khám phá ra khi chúng ta chăm chỉ lắng nghe từ chính những người đang cống hiến sức lực và tâm huyết nơi đây. Hãy lắng nghe tiếng nói nhân viên qua các buổi khảo sát, đối thoại để nắm bắt rõ nét văn hóa đang tồn tại. Từ đó xác định được điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục để xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng, nơi nhân tài khao khát được gắn bó.
Khi đã hiểu rõ chính doanh nghiệp của mình, công việc tiếp theo là đánh giá vị thế hiện tại của thương hiệu tuyển dụng công ty trên thị trường lao động. Bởi chỉ có nhìn nhận đúng thực trạng, chúng ta mới vạch ra đường đi đúng đắn để chinh phục tầm cao mới. Sau đó phác họa về EVP tuyên bố giá trị – lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại cho ứng viên và nhân viên. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp rộng mở, lộ trình thăng tiến công bằng, văn hóa gắn kết tôn vinh giá trị cá nhân, hay đơn giản chỉ là môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động nhưng không kém phần ấm cúng.
Triển khai chiến lược nội dung thu hút và rõ ràng
Khi đã xác định rõ điểm đến, chúng ta sẽ triển khai các chiến lược nội dung thu hút và rõ ràng, để thể hiện đúng bản chất thương hiệu. Từ việc xây dựng trang web tuyển dụng chuyên nghiệp với thông tin doanh nghiệp, văn hóa làm việc và vị trí tuyển dụng chi tiết; đến viết mô tả công việc hấp dẫn, khắc họa trọn vẹn những thách thức và lợi ích của vị trí. Sáng tạo các nội dung kể chuyện chân thực, gần gũi về trải nghiệm nhân viên, khẳng định những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Để rồi ngôn ngữ thương hiệu được lan tỏa khắp muôn nơi, thu hút những ứng viên tiềm năng có cùng khát khao, đam mê.
Tính năng tạo tin tuyển dụng chuyên nghiệp với SHiring
SHiring cung cấp CareerSite – website tuyển dụng riêng cho doanh nghiệp. Cho phép tạo tin tuyển dụng không giới hạn với mẫu mô tả công việc có thể tùy chỉnh, tự động đăng lên CareerSite. Mỗi tin tuyển có đường dẫn chia sẻ riêng, ứng viên gửi CV trực tiếp tại form ứng tuyển cho từng vị trí. Với tính năng này, doanh nghiệp có thể nâng cao thương hiệu tuyển dụng, tiếp cận nhiều ứng viên hơn và quản lý tin tuyển hiệu quả.
Employee Advocacy – Đại sứ thương hiệu
Song song đó, thiết lập chương trình Employee Advocacy biến mỗi nhân viên trở thành “đại sứ thương hiệu”, truyền tải thông điệp tuyển dụng đích thực. Ghi nhận và khen thưởng những cá nhân, tập thể xuất sắc nhất để khuyến khích sự lan tỏa. Xây dựng cảm xúc gắn kết của những người đang và đã trải qua nhiều thăng trầm cùng nhau. Để từ đó, họ tự nguyện thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết khi chia sẻ trải nghiệm làm việc với bạn bè, người thân và cộng đồng trực tuyến.
Tận dụng mạng xã hội
Thương hiệu chỉ trở nên mạnh mẽ khi hiện diện tại mọi nơi mà đối tượng mục tiêu đang sử dụng và không gì quen thuộc với thế hệ trẻ hơn những mạng xã hội. Kết nối, tương tác với ứng viên tiềm năng để quảng bá thương hiệu, đồng thời thu hút họ bằng những nội dung giá trị về văn hóa, cơ hội nghề nghiệp. Những câu chuyện sinh động với hình ảnh, video sáng tạo sẽ để thu hút sự chú ý của ứng viên.
Tận dụng các kênh và mạng xã hội để xây dựng employer branding
Kế hoạch thu hút và phát triển tài năng ứng viên và nhân viên nội bộ
Chiến lược thu hút và phát triển nhân tài đóng vai trò quan trọng trong thành công bền vững của doanh nghiệp. Trước tiên, doanh nghiệp cần đề xuất các giá trị hấp dẫn như chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc năng động để thu hút và giữ chân nhân tài. Tiếp theo, việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng gắn liền với thương hiệu sẽ giúp tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí ứng viên tiềm năng.
Sau khi tuyển dụng thành công, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình Onboarding hiệu quả bao gồm các hoạt động giới thiệu, đào tạo để giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong mọi thông tin và giao dịch với ứng viên và nhân viên để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài.
Cuối cùng, để giữ chân và phát triển nhân tài, doanh nghiệp cần cung cấp các cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Có thể kể đến như khóa đào tạo, hỗ trợ tài chính, chương trình mentoring và coaching để nhân viên có thể trau dồi kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
Quy trình kiểm tra và đánh giá
Khi đã triển khai toàn diện, quy trình kiểm tra và đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại hiệu quả thực tế của những nỗ lực bỏ ra. Hãy theo dõi phản hồi, đánh giá về thương hiệu trên mạng xã hội và các diễn đàn đánh giá tuyển dụng. Phân tích tỷ lệ giữ chân nhân tài để đánh giá hiệu quả của văn hóa công ty. Kết hợp với theo dõi nguồn tuyển dụng để hiểu rõ hành vi tìm kiếm việc làm của ứng viên. Và điều quan trọng nhất, đo lường mức độ hài lòng của nhân viên để không ngừng cải thiện môi trường làm việc theo hướng tốt đẹp hơn.
Chỉ khi thực hiện đồng bộ từng chiến lược với tâm huyết và sự kiên trì bền bỉ, doanh nghiệp mới có thể xây dựng được thương hiệu tuyển dụng thực sự hấp dẫn và bền vững. Để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các ứng viên tài năng, qua đó đạt được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2024. Bởi thành công của một doanh nghiệp chính là tổng hòa những cá nhân tài năng cùng nhau kiến tạo niềm đam mê.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà các quản lý cần biết để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ, từ đó thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty. Hãy khám phá ngay SHiring để tạo ra một Career Site chuyên nghiệp, tối ưu hóa quá trình xây dựng Employer Branding của bạn.