CV chuẩn ATS là gì – Tận dụng ATS tối ưu quy trình tuyển dụng

ATS sơ yếu lý lịch là sự kết hợp hoàn hảo cho nhà tuyển dụng. Việc sử dụng hệ thống CV chuẩn ATS giúp đội ngũ nhân sự có thể nắm bắt cơ hội tuyển dụng ứng viên tốt nhất. Hãy cùng SHiring tìm hiểu về hệ thống này trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Applicant Tracking System (ATS)  và CV chuẩn ATS là gì?

Applicant Tracking System (ATS) là một phần mềm giúp doanh nghiệp hệ thống hóa quy trình tuyển dụng. Bằng cách tích hợp nhiều chức năng dưới đây, ATS giúp cho việc quản lý tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn:

  • Xuất bản thông tin tuyển dụng lên nhiều mẫu JD.
  • Lưu trữ thông tin ứng viên trong hệ thống.
  • Sàng lọc ứng viên.

Một trong những chức năng quan trọng của ATS là tự động lọc qua các sơ yếu lý lịch để xác định ứng viên nào nên được ưu tiên trong quy trình tuyển dụng. Tuy nhiên để đơn giản hóa công việc của đội ngũ tuyển dụng nhân sự thì ATS không thể đi một mình mà cần tới sự hỗ trợ của các công cụ HRTech khác, đó chính là CV Parser (Trình phân tích CV).

CV Parser là công cụ hỗ trợ tự động trích xuất dữ liệu nhiều CV cùng lúc, với tốc độ, độ chính xác cao và ở nhiều định dạng. Như vậy, từ sự kết hợp giữa 2 yếu tố này tạo thành hệ thống CV chuẩn ATS. Theo đó, đây là những CV đã được bóc tách dữ liệu chi tiết và được sàng lọc tự động theo thứ tự ưu tiên. 

Hệ thống lọc CV chuẩn ATS giúp tự động bóc tách và sàng lọc dữ liệu ứng viên
Hệ thống lọc CV chuẩn ATS giúp tự động bóc tách và sàng lọc dữ liệu ứng viên

Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng CV chuẩn ATS?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm CV chuẩn ATS là gì, có thể thấy hệ thống này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đội ngũ tuyển dụng nói riêng và toàn thể tổ chức, doanh nghiệp nói chung. Cụ thể như sau:

Cải thiện chất lượng tuyển dụng

Nhiều chuyên gia tuyển dụng đã tuyên bố rằng chất lượng của các ứng viên được tuyển đã cải thiện rất nhiều kể từ khi họ kết hợp phần mềm ATS cùng với CV Parser. Với công nghệ AI được tích hợp sẵn trong bộ đôi này sẽ đẩy nhanh quá trình tuyển dụng và giúp các nhà tuyển dụng có cơ hội chọn lọc những ứng viên tốt nhất. 

Lý do là bởi CV Parser có thể có thể phân tích dữ liệu của nhiều CV cùng lúc, sau đó xuất chúng vào các trường thông tin phù hợp như: Họ tên, kinh nghiệm, bằng cấp, số điện thoại liên lạc, v.v.. Điều này cho phép các nhà tuyển dụng dễ dàng loại bỏ các hồ sơ không đạt tiêu chuẩn và chỉ giữ lại hồ sơ của những ứng viên tiềm năng, triển vọng nhất.

Nâng cao trải nghiệm của ứng viên

Bạn có bao giờ để ý những điều khiến các ứng viên lo lắng nhất là gì không? Đó chính là quy trình tuyển dụng phức tạp với nhiều biểu mẫu dài dòng. Và khi gặp phải những trang web này, ứng viên thường có xu hướng chuyển sang công ty khác. Từ đó có thể thấy, trải nghiệm ứng viên cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng của tổ chức. 

Tuy nhiên với hệ thống sàng lọc CV chuẩn ATS, đội ngũ tuyển dụng có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất để ứng viên gửi thư xin việc hay CV một cách nhanh chóng, dễ dàng. Họ chỉ cần tải lên CV và mọi dữ liệu sẽ được trích xuất vào các trường thông tin tương ứng. Khi ứng viên có những trải nghiệm tuyệt vời như vậy, họ sẽ có xu hướng lan truyền những lời khen ngợi tích cực về tổ chức, từ đó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ trên thị trường. 

Hệ thống sàng lọc CV chuẩn ATS giúp nâng cao trải nghiệm ứng viên
Hệ thống sàng lọc CV chuẩn ATS giúp nâng cao trải nghiệm ứng viên

Tiết kiệm thời gian bằng cách tự động nhập dữ liệu 

Ưu điểm hàng đầu của việc sử dụng kết hợp ATS với CV Parser là giúp tiết kiệm thời gian bằng cách tự động hóa công việc liệu thông tin ứng viên. Do đó, các chuyên gia tuyển dụng tận dụng thời gian để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn như tìm nguồn ứng lao động chất lượng – một yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả của tổ chức.

Đẩy nhanh quá trình sàng lọc ứng viên

CV Parser sẽ thực hiện phân tích, bóc tách và trích xuất dữ liệu trên sơ yếu lý lịch theo thời gian thực và chỉ với một vài cú nhấp chuột. Điều này giúp cho việc phân tích một lượng hồ sơ lớn trong thời gian ngắn trở nên đơn giản hơn.

Bằng cách sử dụng CV Parser, việc sàng lọc sơ yếu lý lịch không còn là vấn đề nan giải. Với các dữ liệu sẵn có của ứng viên như: Họ tên, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kỹ năng mềm, thông tin chi tiết liên hệ, v.v.. giúp các chuyên gia tuyển dụng dễ dàng chọn ứng viên lý tưởng. Nhờ đó nhanh chóng hoàn thành nhiều công việc hơn và đẩy nhanh quá trình tuyển dụng.

Ngăn chặn sự thiên vị vô thức của con người

Mục tiêu của bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều là sàng lọc và thuê được những ứng viên tốt nhất. Tuy nhiên, đôi khi quyết định tuyển dụng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị vô thức. Sự thiên vị này thường khó phát hiện và gây mất cân bằng cho quá trình tuyển dụng.

CV Parser có thể loại bỏ sự thiên vị của con người bằng cách loại trừ những dữ liệu có thể dẫn tới sự thiên vị. Nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng xác định các thông tin gây ra sự phân biệt đối xử và vô hiệu hóa chúng. Sau đó, CV Parser sẽ không trích xuất dữ liệu ứng viên vào trường thông tin đó nữa. Chính bởi vậy có thể nói việc áp dụng hệ thống tự động CV chuẩn ATS sẽ làm giảm sự can thiệp của nhà tuyển dụng và không có chỗ cho sự thiên vị.

CV Parser có thể loại bỏ sự thiên vị bằng cách loại trừ những dữ liệu có thể dẫn tới vấn đề này
CV Parser có thể loại bỏ sự thiên vị bằng cách loại trừ những dữ liệu có thể dẫn tới vấn đề này

Phân tích CV hoặc công việc từ một hoặc nhiều hộp thư email

Tính năng này của hệ thống CV chuẩn ATS giúp tự động tìm nạp dữ liệu ngay khi email được gửi tới. Nhờ đó nhà tuyển dụng có thể cập nhật ngay những dữ liệu mới từ các bản CV để tìm kiếm ứng viên lý tưởng thu thập được từ nhiều kênh khác như: Ngày hội việc làm, hội chợ thương mại, tọa đàm, v.vv.. 

Trích xuất hồ sơ hàng loạt dễ dàng

Một tính năng rất hữu ích của API CV Parser là người dùng có thể nhập hàng trăm sơ yếu lý lịch trong cùng một thời điểm và dễ dàng truy cập vào dữ liệu ứng viên theo một format đồng bộ. Nhờ vậy nhà tuyển dụng không cần tốn thời gian chờ nhập từng CV một theo cách thủ công như trước đây.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống CV chuẩn ATS là gì và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ tuyển dụng có tích hợp sẵn CV ATS thì SHiring sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. 

Hiện tại, SHiring đang triển khai chương trình miễn phí sử dụng gói dịch vụ với 9 tính năng cơ bản hỗ trợ quá trình tuyển dụng như: CV Parser, quản lý vị trí & đợt tuyển dụng, phân quyền theo CV Pool, đồng bộ CV từ các sàn việc làm, v.vv.. Truy cập SHiring.ai đăng ký trải nghiệm ngay để không bỏ lỡ chương trình siêu hấp dẫn này!

Cách đánh giá CV ứng viên – Các yếu tố nhà tuyển dụng cần chú ý

Trong quy trình tuyển dụng, đánh giá CV là bước quan trọng giúp nhà tuyển dụng sàng lọc và chọn lựa ứng viên phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản. Bài viết này SHiring sẽ chia sẻ tới bạn cách đánh giá CV nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Những yếu tố cần chú ý khi chấm điểm CV 

Trước khi bắt đầu đánh giá sơ CV ứng viên, hãy cân nhắc tạo một danh sách tiêu chí hoặc bảng điểm để giúp quá trình đánh giá diễn ra một cách công bằng và nhất quán. Việc sử dụng các tiêu chí giống nhau có thể giúp bạn đưa ra quyết định tuyển dụng khách quan hơn và tránh thiên vị vô thức. Dưới đây là những điều lưu ý khi xem CV ứng viên mà bạn có thể tham khảo:

Kinh nghiệm làm việc

Khi xem xét CV ứng viên, hãy cân nhắc về kinh nghiệm công việc liên quan tới vị trí mà công ty đang tuyển dụng (ví dụ: Số dự án đã hoàn thành, các kỹ thuật đã sử dụng, v.vv..). Bên cạnh đó là những tác động hoặc thành tựu họ đạt được, chẳng hạn như doanh thu hoặc triển khai thành công một quy trình mới. Nếu CV ứng viên liệt kê quá nhiều kinh nghiệm không liên quan, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo.

Khi đánh giá CV ứng viên, cần cân nhắc về kinh nghiệm công việc liên quan tới vị trí đang tuyển dụng
Khi đánh giá CV ứng viên, cần cân nhắc về kinh nghiệm công việc liên quan tới vị trí đang tuyển dụng

Kỹ năng được liệt kê

Bạn nên cân nhắc sự phù hợp giữa các kỹ năng và yêu cầu công việc khi đánh giá CV ứng viên. Một số vị trí sẽ yêu cầu kỹ năng cứng nhiều hơn kỹ năng mềm và ngược lại. Tất nhiên, không phải kỹ năng nào cũng hữu ích, bạn chỉ nên chú ý đến những kỹ năng có liên quan tới vị trí đang tuyển dụng. 

Lịch sử thay đổi công việc

Những ứng viên làm việc tại một công ty trong thời gian dưới 1 năm có thể được đánh giá là người hay nhảy việc (ngoại trừ thực tập và công việc hợp đồng). Nếu nhận thấy điều này trong CV của họ, bạn hãy xem lý do cho sự thay đổi thường xuyên này là gì. Chúng có thể được viết trong thư xin việc hoặc được ứng viên trình bày trực tiếp trong một cuộc phỏng vấn. 

Tuy nhiên hãy nhớ rằng các ứng viên có tiền sử nhảy việc nhiều cũng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đó có thể là khả năng thích ứng linh hoạt, am hiểu nhiều kỹ năng và kiến thức về ngành, mối quan hệ rộng, v.vv.. Vì vậy bạn nên cân nhắc những yếu tố này chứ không nên loại bỏ họ ngay lập tức.

Khoảng trống trong lịch sử làm việc

Tương tự như nhảy việc, bạn cũng cần lời giải thích cho những khoảng trống trong lịch sử làm việc của ứng viên. Những khoảng thời gian ngắn (3 – 6 tháng) có thể là dấu hiệu của việc ứng viên bị sa thải hoặc đó là một nhân viên khó tính (tỷ lệ khá thấp). Khi đánh giá CV ứng viên, bạn sẽ cần cân nhắc yếu tố này nhưng hãy cho họ một cơ hội giải thích (nếu cảm thấy hài lòng với những yếu tố khác).

Sự thăng tiến, giải thưởng

Sự thăng tiến và giải thưởng cho thấy rằng đó là một ứng viên hết sức quan tâm và đầu tư tới công việc của họ. Đặc biệt bạn cần chú ý xem trong CV ứng viên có mô tả về cách họ đã thực hiện để được thăng chức hay các yếu tố giúp họ thăng tiến thành công hay không. Nhìn chung, khi một ứng viên nêu bật sự thăng tiến và những trách nhiệm mới kèm theo, điều đó có thể báo hiệu rằng họ có động lực phát triển và đầu tư rất nhiều vào công việc của mình.

Sự thăng tiến cho thấy ứng viên hết sức quan tâm và đầu tư tới công việc của họ
Sự thăng tiến cho thấy ứng viên hết sức quan tâm và đầu tư tới công việc của họ

Khả năng làm việc nhóm

Khả năng hợp tác và hòa đồng với những người khác khá hữu ích ở nhiều vị trí. Để đánh giá yếu tố này trong CV ứng viên, bạn có thể chú ý tới một số cụm từ như: Giám sát, cố vấn, hỗ trợ, v.vv.. Đặc biệt những ứng viên có “kinh nghiệm giảng dạy” cũng có thể được liệt kê vào yếu tố này. 

Sự chủ động

Nếu bạn đang tìm kiếm những ứng viên để cải cách tổ chức thì sự chủ động là yếu tố cần chú ý khi đánh giá CV. Bạn hãy xem xét trong CV ứng viên có các hoạt động cải tiến quy trình, đưa ra các giải pháp tốt hơn không. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem liệu có các kỹ năng, chứng chỉ đào tạo nào mới được cập nhật không, đó chính là dấu hiệu của sự chủ động. 

Một số “red flad” trong CV

Nhận biết các “red flag” cũng là một kỹ năng đọc CV ứng viên mà nhà tuyển dụng cần rèn luyện. “Red flag” không đồng nghĩa với việc ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Bạn vẫn có thể xem xét lời giải thích từ họ trước khi từ chối hoặc loại bỏ khỏi cuộc đua. 

Dưới đây là những “red flag” mà bạn cần nhận biết khi đánh giá CV ứng viên: 

  • Sự nghiệp thụt lùi: Đôi khi các bước lùi trong sự nghiệp diễn ra vì những lý do chính đáng, chẳng hạn như một nhân viên bị sa thải và phải chấp nhận một vị trí thấp hơn để chu cấp cho gia đình họ. Nhưng nếu không xuất hiện những lý do này thì đó có thể là dấu hiệu cho sự thiếu tăng trưởng hoặc hiệu suất làm việc kém. Nếu bạn đang tuyển dụng vị trí có lộ trình thăng tiến rõ ràng thì tất nhiên, đây là một CV cần xem xét kỹ.
  • Sai sót trong CV: Từ ngữ sai chính tả, lỗi ngữ pháp và các lỗi khác có thể cho thấy ứng viên có thể không quá quan tâm tới vị trí công việc đang ứng tuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc trong tương lai.
  • Không làm theo hướng dẫn: Hãy lưu ý nếu ứng viên không làm theo hướng dẫn mà bạn đã đưa ra. Mặc dù điều này không thể hiện rằng ứng viên không phù hợp với vị trí đang tuyển dụng nhưng đó là dấu hiệu cho thấy ứng viên có độ chú ý không cao.
CV sai chính tả, sai ngữ pháp thể hiện ứng viên không quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển
CV sai chính tả, sai ngữ pháp thể hiện ứng viên không quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển

Cách đánh giá CV nhanh chóng với 6 bước

Bây giờ bạn đã biết những gì cần chú ý khi tiếp nhận CV của một ứng viên. Tiếp theo hãy cùng tới với 6 bước cụ thể để đọc CV và xác định đâu là ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng:

1. Quét nhanh thông tin trong CV

CV của ứng viên bao gồm rất nhiều thông tin nên bạn sẽ cần đọc qua nó nhiều lần. Lần đầu tiên, hãy quét nhanh 1 lượt toàn bộ CV để tìm kiếm bất kỳ từ khóa hoặc kỹ năng cụ thể nào phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng. Sau đó thực hiện kiểm tra ngữ pháp, chính tả của bản CV để xem ứng viên có phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và biết cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân không.

Hãy đọc phần tóm tắt ở trên cùng nếu ứng viên thêm phần này vào CV. Có thể phần này không dài nhưng đó thường là nơi thể hiện niềm đam về và lý do mà họ ứng tuyển vào vị trí này. 

2. Xem lại Cover Letter

Ngay cả khi bạn không yêu nộp Cover Letter, ứng viên vẫn có thể gửi kèm tài liệu này để giải thích lý do tại sao họ phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng. Cover Letter không chỉ làm rõ các kỹ năng và kinh nghiệm mà còn cho bạn biết về sự tự tin và tự nhận thức của ứng viên, sự hào hứng của họ về cơ hội việc làm sắp tới cũng như những nghiên cứu cơ bản mà họ đã thực hiện trước khi nộp đơn. 

Thông qua Cover Letter, bạn cũng sẽ có cái nhìn tổng quan về tính cách của họ. Đây cũng là một nơi tốt để tìm kiếm lời giải thích cho việc ứng viên thường xuyên nhảy việc, khoảng trống trong lịch sử công việc hoặc các yếu tố “red flag” khác trong CV.

3. Đi sâu vào kỹ năng và trình độ

Lần đọc CV thứ hai là lúc bạn kiểm tra một cách cẩn thận các yếu tố quan trọng. Trước tiên, hãy xem xét các kỹ năng và trình độ chuyên môn và xác định xem chúng có liên quan đến vai trò vị trí đang tuyển dụng không. Các ứng viên lý tưởng sẽ điều chỉnh CV của mình cho phù hợp với từng công việc, đồng thời nêu bật được những điểm khiến họ nổi trội hơn ứng viên khác.

Bạn cũng nên so sánh danh sách các kỹ năng của ứng viên với yêu cầu công việc và xem xét bất kỳ sự thiếu sót nào. Nếu ứng viên không sở hữu kỹ năng mà vị trí đang tuyển dụng yêu cầu, hãy ghi chép lại. Trong trường hợp quyết định chuyển họ sang giai đoạn tiếp theo, bạn có thể hỏi họ về yếu tố đó.

Để giảm thiểu các rủi ro này, việc đánh giá CV ứng viên là rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng họ sẽ phù hợp với công việc cũng như văn hóa tổ chức. Đồng thời, việc xem xét hồ sơ của ứng viên chính xác và hiệu quả cũng giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình tuyển dụng nếu bạn sử dụng các nền tảng tính phí.

Việc đánh giá CV ứng viên giúp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tuyển dụng
Việc đánh giá CV ứng viên giúp giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tuyển dụng

4. Xem xét kỹ lưỡng công việc trước đây

Ở bước tiếp theo, bạn cần đi sâu vào lịch sử việc làm của ứng viên. Trong đó, cần xem xét chức danh, nhiệm vụ chính và đánh giá xem những kinh nghiệm này có cần thiết ở vị trí đang tuyển dụng không.

Tiếp theo đó, hãy xem xét cẩn thận ngày bắt đầu làm việc và kết thúc công việc ở từng vị trí. Ghi lại bất kỳ khoảng trống thời gian nào và yêu cầu ứng viên giải thích thêm nếu bạn quyết định chuyển họ sang vòng tiếp theo.

5. Tìm kiếm những nội dung được cá nhân hóa

Khi nhận thấy Cover Letter và CV được cá nhân hóa cho từng vị trí, điều đó cho thấy ứng viên đã dành thời gian nghiên cứu về vị trí và công ty của bạn. Họ thực sự quan tâm và mong muốn được tuyển dụng vào công ty. 

Ngược lại, một số ứng viên gửi cùng một CV cho mọi công ty mà họ quan tâm. Hoặc đơn giản hơn, họ không muốn dành nhiều thời gian để điều chỉnh hồ sơ ứng tuyển cho những vị trí mà không thực sự thích. 

6. Xác định xem ứng viên có đủ điều kiện cho giai đoạn tiếp theo hay không

Sau khi đã đọc Cover Letter, xem xét và phân tích các kỹ năng, trình độ và quá trình làm việc trong CV, bạn có thể đưa ra quyết định có chuyển ứng viên sang giai đoạn tiếp theo không. Đó có thể là phỏng vấn qua điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp. Sau khi bạn đã sàng lọc xong, hãy nhớ lưu các CV ấn tượng nhưng chưa phù hợp với vị trí hiện tại để sử dụng sau. Họ có thể phù hợp với một cơ hội việc làm khác trong tương lai.

Cuối cùng, bạn cần quyết định có chuyển ứng viên sang bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng không
Cuối cùng, bạn cần quyết định có chuyển ứng viên sang bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng không

Tại sao doanh nghiệp cần đánh giá CV ứng viên?

Thông thường, trong quá trình tuyển dụng, nhà quản lý sẽ phải đối mặt với ba loại rủi ro chính sau đây:

  • Tuyển dụng phải nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về trình độ/kỹ năng để thực hiện công việc: Điều này có thể dẫn đến việc nhân viên không thể hoàn thành công việc của mình hoặc làm tốn thời gian và tiền bạc của công ty.
  • Tuyển dụng phải nhân viên không làm việc ở ổn định vị trí này trong thời gian dài: Nhân viên này có thể không hứng thú với công việc hoặc tự ý rời khỏi công ty một cách đột ngột, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công ty.
  • Tuyển dụng phải nhân viên có tính cách khó gần: Một số nhân viên có thể gây xáo trộn trong tổ chức hoặc gây ra mâu thuẫn với các đồng nghiệp của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên và làm giảm hiệu suất của công ty.
Lần đọc thứ 2, bạn đi sâu vào đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng trong CV
Lần đọc thứ 2, bạn đi sâu vào đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng trong CV

Đơn giản hóa việc đánh giá CV với SHiring

Có thể thấy công việc đánh giá CV cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên với SHiring thì quá trình này sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. 

SHiring sử dụng công nghệ trích xuất CV thông minh hàng đầu hiện nay để thu thập thông tin từ CV ứng viên và nhập liệu tự động vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. Ngoài việc thu thập thông tin cơ bản như tên, tuổi và địa chỉ, SHiring có thể bóc tách toàn bộ thông tin của ứng viên như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng, nghề nghiệp, v.vv.. 

SHiring với nhiều tính năng hữu ích giúp đơn giản hóa việc đánh giá CV
SHiring với nhiều tính năng hữu ích giúp đơn giản hóa việc đánh giá CV

Công nghệ trích xuất CV của SHiring còn có nhiều tính năng thông minh khác như tự động trích xuất dữ liệu từ nhiều CV cùng lúc, tương thích với nhiều định dạng CV khác nhau, trích xuất dữ liệu đa ngôn ngữ, cả tiếng Việt và tiếng Anh, v.vv.. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý thông tin ứng viên chính xác, không để bỏ lỡ bất cứ hồ sơ tiềm năng nào và giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ ứng viên cho bộ phận tuyển dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đánh giá CV ứng viên mà nhà tuyển dụng cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tối ưu quy trình tuyển dụng cho tổ chức của mình. Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý tuyển dụng hiệu suất cao cho tổ chức của mình, hãy thử trải nghiệm SHiring với nhiều tính năng hữu ích đã được giới thiệu ở trên.

TOP 7 tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng là người đại diện doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng. Để sở hữu đội ngũ bán hàng chất lượng, doanh nghiệp không chỉ cần xem xét kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên mà còn cần quan tâm đến những tiêu chí khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng SHiring xem xét TOP 7 tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng quan trọng nhất.

Tiêu chí 1 – Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói rõ ràng, dễ nghe

Ngoại hình và giọng nói là những yếu tố đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc khi đến với một nhân viên bán hàng. Do đó đây là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng của đa số doanh nghiệp hiện nay. Một nhân viên bán hàng sở hữu ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, giúp họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn.

Ngoại hình ưa nhìn không có nghĩa là phải xinh đẹp, hoàn hảo mà là phù hợp với yêu cầu công việc. Ví dụ, nhân viên bán hàng thời trang cần có ngoại hình thời trang, sành điệu; nhân viên bán hàng du lịch cần có ngoại hình khỏe khoắn, năng động, v.vv.. Đồng thời, ngoại hình ưa nhìn còn ám chỉ sự gọn gàng, sạch sẽ và ăn mặc trang phục phù hợp với môi trường làm việc. Điều này có thể giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng và thuyết phục họ mua hàng.

Giọng nói dễ nghe là giọng nói rõ ràng, không ngọng, không cà lăm, không nói quá nhanh hoặc quá chậm. Giọng nói cũng cần có sự truyền cảm, lôi cuốn để tạo sự thu hút với khách hàng. Một giọng nói dễ nghe giúp truyền đạt thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả, từ đó tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Ngoại hình và giọng nói là những yếu tố đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc khi đến với một nhân viên bán hàng
Ngoại hình và giọng nói là những yếu tố đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc khi đến với một nhân viên bán hàng

Tiêu chí 2 – Khéo léo xử lý tình huống linh hoạt

Trong quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau, từ những tình huống đơn giản như khách hàng thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ đến những tình huống phức tạp như khách hàng phàn nàn hay đòi khiếu nại, trả hàng. Vì vậy, khả năng xử lý tình huống linh hoạt là một tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng rất quan trọng.

Trong quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau
Trong quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau

Một nhân viên bán hàng có khả năng xử lý tình huống linh hoạt sẽ biết cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống. Thay vì sợ hãi bởi những thách thức đột ngột, họ luôn tự tin và sẵn sàng tìm giải pháp tốt nhất.

Khéo léo xử lý tình huống linh hoạt không chỉ giúp nhân viên bán hàng duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng mà còn nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Họ mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng, giúp tạo nên sự tin tưởng và lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, thương hiệu của công ty. 

Tiêu chí 3 – Kỹ năng giao tiếp tốt

Tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng tiếp theo mà nhiều doanh nghiệp xem xét là kỹ năng giao tiếp. Một nhân viên bán hàng xuất sắc không thể thiếu khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, vì đây là cơ sở để xây dựng niềm tin và thuyết phục khách hàng mua sắm.

Có một số khía cạnh liên quan đến kỹ năng giao tiếp mà một nhân viên bán hàng cần phải trang bị:

  • Khả năng lắng nghe: Đây là khả năng quan trọng giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bằng cách lắng nghe tích cực, họ có thể tạo mối liên kết tốt hơn và đáp ứng đúng những gì khách hàng cần.
  • Khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: Việc diễn đạt thông tin một cách rõ ràng và mạch lạc rất quan trọng. Nhân viên bán hàng cần thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ để giúp khách hàng dễ dàng hiểu và đi tới quyết định mua sản phẩm.
  • Khả năng thuyết phục: Nhân viên bán hàng cần biết cách sử dụng lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ để thuyết phục khách hàng. Bằng cách tạo ra lập luận mạch lạc nhấn mạnh những ưu điểm quan trọng, họ có thể thuyết phục khách hàng về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, khơi dậy sự quan tâm và cuối cùng đạt được mục tiêu doanh số.
Một nhân viên bán hàng xuất sắc không thể thiếu khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng
Một nhân viên bán hàng xuất sắc không thể thiếu khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng

Tiêu chí 4 – Sẵn sàng học hỏi và phát triển

Sẵn sàng học hỏi và phát triển là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu khi tuyển dụng nhân viên bán hàng. Trong môi trường kinh doanh đang thay đổi không ngừng, những người làm công việc bán hàng phải liên tục học hỏi, phát triển bản thân để có thể theo kịp những biến đổi này và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Một nhân viên bán hàng sẵn sàng học hỏi, phát triển luôn tìm kiếm cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Họ sẽ không ngại hỏi han từ các đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo. Sự học hỏi và phát triển không chỉ giúp nhân viên bán hàng nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp họ phát triển bản thân và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nhân viên bán hàng phải liên tục học hỏi, phát triển bản thân để có thể theo kịp biến đổi của thị trường
Nhân viên bán hàng phải liên tục học hỏi, phát triển bản thân để có thể theo kịp biến đổi của thị trường

Tiêu chí 5 – Động lực, đam mê với nghề bán hàng

Trong quá trình tuyển dụng nhân viên bán hàng, yếu tố động lực và đam mê đóng vai trò quan trọng, giúp đánh giá khả năng chịu áp lực và khả năng vượt qua khó khăn của ứng viên. Những cá nhân có động lực và đam mê trong nghề bán hàng thường mang lại năng lượng tích cực để vượt qua mọi thách thức trong công việc.

Nhân viên bán hàng có động lực và đam mê thường sẽ gắn bó, cam kết hoàn thành các mục tiêu bán hàng, phục vụ khách hàng đã đặt ra. Sự hăng say này không chỉ giúp họ duy trì sự kiên trì trong công việc mà còn thúc đẩy họ đạt được những kết quả xuất sắc. Điều này có lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp tăng cường doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng.

Ngược lại, nếu một nhân viên bán hàng thiếu động lực và đam mê, họ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tinh thần làm việc tích cực khi đối mặt với thách thức. Họ có thể trở nên nản lòng và mất hứng thú, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và mối quan hệ với khách hàng. Thêm vào đó, sự thiếu hụt động lực cũng làm giảm khả năng học hỏi và phát triển bản thân, tạo ra một vòng tròn tiêu cực ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ trong lâu dài.

Nhân viên bán hàng có động lực và đam mê thường sẽ gắn bó, cam kết hoàn thành các mục tiêu bán hàng
Nhân viên bán hàng có động lực và đam mê thường sẽ gắn bó, cam kết hoàn thành các mục tiêu bán hàng

Tiêu chí 6 – Khả năng sử dụng phần mềm bán hàng

Trong thời kỳ công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm bán hàng là không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng. Những phần mềm này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin về khách hàng, sản phẩm và đơn hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, khả năng thành thạo phần mềm bán hàng trở thành một tiêu chí quan trọng khi tuyển dụng nhân viên bán hàng.

Việc sử dụng phần mềm bán hàng là không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng
Việc sử dụng phần mềm bán hàng là không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng

Một số lợi ích của việc tuyển dụng nhân viên bán hàng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ có thể kể đến như:

  • Tăng hiệu suất bán hàng: Phần mềm bán hàng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên quản lý thông tin khách hàng, sản phẩm và đơn hàng một cách khoa học, hiệu quả. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức để từ đó tập trung hơn vào việc tư vấn, chăm sóc khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Phần mềm bán hàng hỗ trợ nhân viên cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi, tạo điều kiện cho một trải nghiệm mua sắm tích cực, thoải mái và mượt mà cho khách hàng.
  • Giảm thiểu sai sót, tăng tính chuyên nghiệp: Phần mềm bán hàng giúp nhân viên bán hàng nhập liệu, xử lý thông tin chính xác. Điều này giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình bán hàng, từ đó đảm bảo quyền lợi của khách hàng và độ uy tín, chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm bán hàng phổ biến, việc yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm với phần mềm này là hợp lý. Trong trường hợp sử dụng phần mềm chuyên biệt, tự phát triển thì nhà tuyển dụng có thể đào tạo ứng viên sau khi họ được tuyển dụng.

Tiêu chí 7 – Đã có kinh nghiệm bán hàng

Kinh nghiệm bán hàng không phải là yếu tố bắt buộc cần xem xét khi tuyển dụng nhân viên bán hàng. Trong thực tế, chỉ đối với các vị trí nhân viên bán hàng cao cấp mới đặt ra yêu cầu về kinh nghiệm. Đối với nhân viên bán hàng ở cấp độ thấp hơn, việc có kinh nghiệm không phải là điều kiện tiên quyết, nhưng nếu có thì sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình tuyển dụng. Lý do là bởi nó phản ánh rằng ứng viên đã có sẵn các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Cụ thể, ứng viên có kinh nghiệm bán hàng thường có khả năng:

  • Hiểu rõ về quy trình bán hàng, các kỹ năng bán hàng và khả năng xử lý các tình huống phức tạp trong quá trình bán hàng.
  • Có kiến thức vững về sản phẩm/dịch vụ và thị trường.
  • Xây dựng được mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
Nhân viên bán hàng có kinh nghiệm sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình tuyển dụng
Nhân viên bán hàng có kinh nghiệm sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình tuyển dụng

Việc tuyển dụng nhân viên bán hàng có kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo. Ngoài ra, nhân viên có kinh nghiệm thường thích nghi với công việc nhanh chóng và đạt được kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng kinh nghiệm bán hàng không phải là tiêu chí duy nhất quyết định sự thành công. Kỹ năng, thái độ làm việc và động lực của ứng viên cũng là những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi tuyển dụng.

Tuyển dụng nhân viên bán hàng hiệu quả với SHiring

Tính năng chấm điểm và xếp hạng ứng viên của SHiring là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả tuyển dụng. Điều này được thực hiện thông qua việc tự động chấm điểm ứng viên dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập trước đó. Các tiêu chí này có thể bao gồm kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà nhà tuyển dụng cho là quan trọng. 

Bằng cách sử dụng tính năng này, nhà tuyển dụng có thể tạo ra một bảng xếp hạng ứng viên bán hàng dựa trên điểm số mà từng người nhận được. Nhờ đó, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết và ưu tiên các ứng viên có điểm số cao, tức là những người có khả năng phù hợp nhất với vị trí công việc đang tuyển dụng.

SHiring giúp tự động chấm điểm ứng viên bán hàng dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập trước đó
SHiring giúp tự động chấm điểm ứng viên bán hàng dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập trước đó

Một trong những lợi ích lớn nhất của tính năng này là hạn chế sự thiên vị trong quá trình tuyển dụng. Quá trình chấm điểm và xếp hạng được thực hiện một cách tự động và khách quan, giúp loại bỏ yếu tố cá nhân hoặc sự ảnh hưởng của người tuyển dụng trong quyết định. Điều này đảm bảo rằng các ứng viên được đánh giá dựa trên một khung đo năng lực và tiêu chuẩn cụ thể.

Ngoài ra, tính năng này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bộ phận tuyển dụng trong doanh nghiệp. Thay vì phải xem xét hàng trăm đơn ứng tuyển một cách thủ công, đội ngũ tuyển dụng sẽ nhận được danh sách xếp hạng toàn bộ ứng viên từ SHiring chỉ trong thời gian ngắn.

Tuyển dụng nhân viên bán hàng là một quá trình quan trọng và đòi hỏi sự quan tâm đến nhiều tiêu chí khác nhau. Trên đây là TOP 7 tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể hoàn thiện bộ tiêu chí tuyển dụng vị trí nhân viên bán hàng phù hợp cho tổ chức của mình.

TOP 10 tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả nhất

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo việc tiếp cận, bán hàng hiệu quả. Để tìm được nhân viên kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần có những tiêu chí tuyển dụng rõ ràng và hiệu quả. Hãy cùng SHiring tìm hiểu top 10 tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh ngay trong bài viết dưới đây.

Tiêu chí 1: Kiến thức về ngành/sản phẩm/dịch vụ

Kiến thức chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng nhất. Ứng viên cần phải có kiến thức đầy đủ về ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ mà công ty, tổ chức đang hoạt động. Điều này bao gồm hiểu biết về các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, các xu hướng ngành, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Kiến thức sâu rộng về ngành sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó có cách tiếp cận và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn.

Kiến thức chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng nhất
Kiến thức chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng nhất

Ngoài ra, ứng viên cần phải cập nhật kiến thức liên quan đến ngành hàng, dịch vụ, theo dõi những sự thay đổi, phát triển mới để có khả năng đề xuất và thúc đẩy các chiến lược kinh doanh sáng tạo. Khả năng nắm bắt thông tin mới và ứng dụng chúng trong việc tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí này.

Tiêu chí 2: Kỹ năng bán hàng

Một tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh bán hàng tiếp theo là ứng viên phải sở hữu kỹ năng bán hàng. Để đáp ứng được yêu cầu công việc, ứng viên cần phải thể hiện khả năng xuất sắc ở cả hai khía cạnh: tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng giúp ứng viên nhận biết những đối tượng có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Và để thực hiện được điều này, ứng viên cần phải thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như các công cụ quảng cáo, tiếp thị để thu thập thông tin, phân tích thị trường.

Ứng viên cần có khả năng tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng
Ứng viên cần có khả năng tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng

Còn khả năng xây dựng mối quan hệ khách hàng giúp ứng viên tạo dựng được sự tin tưởng và thiện cảm từ khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Điều này yêu cầu ứng viên cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và kỹ năng thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tiêu chí 3: Kỹ năng chốt sale

Tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh tiếp theo mà doanh nghiệp thường quan tâm là khả năng chốt sale. Kỹ năng này giúp nhân viên kinh doanh biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Khả năng chốt sale của nhân viên kinh doanh thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó chủ yếu là khả năng thuyết phục khách hàng và xử lý từ chối.

Kỹ năng chốt sale giúp nhân viên kinh doanh biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự
Kỹ năng chốt sale giúp nhân viên kinh doanh biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự

Thuyết phục khách hàng là đưa ra lý lẽ, thông tin, bằng chứng đáng tin cậy để tạo dựng niềm tin và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. Trong khi đó, xử lý từ chối lại biểu thị khả năng ứng phó của nhân viên kinh doanh đối với tình huống khách hàng từ chối mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Ứng viên cần phải thể hiện sự bình tĩnh và tinh tế trong việc giải quyết những tình huống này, từ đó thuyết phục khách hàng thay đổi quyết định của họ.

Tiêu chí 4: Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt là tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều yêu cầu. Kỹ năng này giúp nhân viên kinh doanh xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ đó tạo dựng niềm tin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp của nhân viên kinh doanh cần bao gồm các yếu tố sau:

  • Khả năng lắng nghe: Khả năng lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết để xây dựng mối quan hệ và thuyết phục khách hàng.
  • Khả năng năng truyền đạt: Khả năng nói chuyện lưu loát, rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp nhân viên kinh doanh truyền tải thông tin một cách hiệu quả và thu hút khách hàng.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng cần có kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua điện thoại, email và các phương tiện truyền thông xã hội.

Kỹ năng giao tiếp tốt là tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều yêu cầu
Kỹ năng giao tiếp tốt là tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều yêu cầu

Tiêu chí 5: Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng là bởi trong quá trình bán hàng, nhân viên kinh doanh sẽ gặp phải nhiều vấn đề và tình huống khác nhau. Khi sở hữu kỹ năng này, nhân viên kinh doanh có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng,  hiệu quả, từ đó mang lại sự hài lòng cho khách hàng và nâng cao hiệu quả bán hàng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng
Kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng

Kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên kinh doanh được thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Khả năng xác định vấn đề: Nhân viên kinh doanh cần có khả năng xác định đúng vấn đề đang gặp phải để đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả.
  • Khả năng phân tích vấn đề: Sau khi xác định được vấn đề, nhân viên kinh doanh cần phân tích vấn đề một cách kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ và các yếu tố liên quan.
  • Khả năng tìm kiếm giải pháp: Nhân viên kinh doanh cần có khả năng tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Các giải pháp này cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Khả năng thực hiện giải pháp: Sau khi tìm được giải pháp, nhân viên kinh doanh cần có khả năng thực hiện giải pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để giảm thiếu tối đa thiệt hại có thể xảy đến với doanh nghiệp.

Tiêu chí 6: Kỹ năng quản lý thời gian và công việc

Kỹ năng quản lý thời gian và công việc là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh cần có trong bản mô tả công việc của vị trí này. Công việc của nhân viên kinh doanh đòi hỏi phải tiếp xúc cùng lúc nhiều khách hàng và xử lý khối lượng lớn công việc công việc cùng lúc. Điều này đặt ra một thách thức đối với nhân viên kinh doanh. Và để thành công, họ cần phải biết cách ưu tiên công việc cũng như phân chia thời gian một cách hiệu quả.

Nhân viên kinh doanh cần biết cách ưu tiên công việc và phân chia thời gian hiệu quả
Nhân viên kinh doanh cần biết cách ưu tiên công việc và phân chia thời gian hiệu quả

Kỹ năng quản lý thời gian là việc ứng viên cần phải biết cách xác định những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên cao nhất trong ngày làm việc. Họ cần phải tạo ra một lịch làm việc hợp lý, để đảm bảo rằng không bị quá tải và có đủ thời gian cho mọi nhiệm vụ quan trọng. Chỉ khi nhân viên kinh doanh có khả năng quản lý thời gian và công việc tốt, họ mới có thể đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

Tiêu chí 7: Kỹ năng làm việc nhóm

Bên cạnh các tiêu chí như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, quản lý thời gian, v.vv.. thì kỹ năng làm việc nhóm là một trong những tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh quan trọng, đặc biệt là ở những công ty có quy mô lớn. Nhân viên kinh doanh cần có khả năng phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt quan trọng ở những công ty có quy mô lớn
Kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt quan trọng ở những công ty có quy mô lớn

Như đã nói ở trên, trong công việc nhân viên kinh doanh thường xuyên phải làm việc với các đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, đối tác, v.vv… Do đó, kỹ năng làm việc nhóm giúp nhân viên kinh doanh có thể:

  • Hợp tác hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm để đạt được mục tiêu chung.
  • Chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm với nhau.
  • Giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả mà không tiêu tốn nhiều thời gian, công sức.
  • Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp và đối tác.

Có thể thấy, khả năng hợp tác cùng làm việc không chỉ giúp cá nhân nhân viên kinh doanh phát triển mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức.

Tiêu chí 8 – Khả năng làm việc độc lập

Công việc của nhân viên kinh doanh thường đòi hỏi phải di chuyển nhiều, gặp gỡ khách hàng và tự mình giải quyết các vấn đề phát sinh. Do đó, những ứng viên có khả năng làm việc độc lập sẽ có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng.

Với điểm mạnh về khả năng làm việc độc lập, ứng viên có thể tự quản lý thời gian và tài nguyên của họ, đồng thời đưa ra các quyết định quan trọng mà không cần phải dựa vào sự hỗ trợ liên tục từ cấp trên. Khả năng này không chỉ là lời đảm bảo về khả năng làm việc hiệu quả mà còn thể hiện sự tự tin vào năng lực làm việc của bản thân họ.

Ứng viên có khả năng làm việc độc lập sẽ có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Ứng viên có khả năng làm việc độc lập sẽ có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh

Tiêu chí 9 – Khả năng chịu áp lực

Khả năng chịu áp lực không chỉ đơn thuần là một tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh còn là yếu tố quyết định sự thành công của họ. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, những thách thức và áp lực đối với nhân viên kinh doanh có thể đến từ nhiều phía khác nhau như doanh số, thời gian, cạnh tranh với đối thủ, v.v..

Khả năng chịu áp lực là yếu tố quyết định sự thành công của nhân viên kinh doanh
Khả năng chịu áp lực là yếu tố quyết định sự thành công của nhân viên kinh doanh

Khả năng chịu đựng áp lực không chỉ giúp nhân viên kinh doanh duy trì sự tập trung và hiệu suất trong công việc hàng ngày, mà còn giúp họ không bị sa lầy bởi những khó khăn trước mắt. Họ hiểu rằng áp lực là một phần tự nhiên của công việc và không nên lo sợ hay tránh né. Thay vào đấy, đó là cơ hội để thử thách bản thân và phát triển kỹ năng.

Tiêu chí 10 – Thái độ làm việc 

Cuối cùng, thái độ làm việc là một yếu tố quan trọng không kém gì năng lực của ứng viên khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Một nhân viên kinh doanh có thái độ tốt sẽ có động lực, quyết tâm cao trong công việc, luôn nỗ lực, kiên trì và sẵn sàng học hỏi để đạt được mục tiêu.

Một số khía cạnh nhà tuyển dụng cần quan tâm về thái độ làm việc của ứng viên:

  • Sự chủ động, tích cực: Một nhân viên kinh doanh cần có tinh thần chủ động, tích cực trong công việc. Họ phải luôn sẵn sàng tìm kiếm cơ hội, giải quyết vấn đề và không ngại khó khăn.
  • Kiên trì, nhẫn nại: Công việc kinh doanh thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó, một nhân viên kinh doanh cần có sự kiên trì, nhẫn nại để theo đuổi mục tiêu.
  • Tinh thần học hỏi, cầu tiến: Thị trường kinh doanh luôn thay đổi và phát triển. Do đó, nhân viên kinh doanh cần có tinh thần học hỏi, cầu tiến để luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
Thái độ làm việc là một yếu tố quan trọng không kém gì năng lực của ứng viên kinh doanh
Thái độ làm việc là một yếu tố quan trọng không kém gì năng lực của ứng viên kinh doanh

Việc sàng lọc ứng viên theo 10 tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh trên tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của đội ngũ nhân sự. Nhưng giờ đây, bạn có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng tính năng sàng lọc, tìm kiếm và lựa chọn ứng viên của SHiring.

Với SHiring, bạn không cần phải sàng lọc thủ công mệt nhọc nữa, chỉ cần tích hợp CV vào SHiring để trích xuất thông tin quan trọng. Sau đó, SHiring sẽ dựa trên những thông tin này để lập một bảng xếp hạng ứng viên dựa trên sự phù hợp với tiêu chí đã đặt ra. Bạn sẽ nhanh chóng xác định được ứng viên tiềm năng và loại bỏ những người không phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực để bạn có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng khác trong quá trình tuyển dụng.

Đơn giản hóa việc sàng lọc ứng viên bằng cách sử dụng tính năng chấm điểm và xếp hạng của SHiring
Đơn giản hóa việc sàng lọc ứng viên bằng cách sử dụng tính năng chấm điểm và xếp hạng của SHiring

Tính năng chấm điểm và xếp hạng còn đảm bảo tính công bằng trong quá trình tuyển dụng. Sử dụng tiêu chí cố định, không thiên vị, bạn sẽ đánh giá ứng viên dựa trên năng lực và mức độ phù hợp với công việc mà không phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, cảm tính. 

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của một tổ chức, một bộ tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của công việc. Do đó, các doanh nghiệp nên xem xét cẩn thận các tiêu chí tuyển dụng và đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển, văn hóa doanh nghiệp của tổ chức.